Rất nhiều người, đặc biệt là các bạn sinh viên sắp ra trường, đã ra trường và các bạn đã đi làm nhưng chưa có định hướng rõ ràng cho tương lai đều thắc mắc với câu hỏi "Nên học lập trình PLC của hãng nào đầu tiên?"
♣ Trước hết, chúng ta cần hiểu PLC là gì?
“PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm. PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic “
♣ Trên thị trường đang có PLC của các hãng nào?
Thị trường tự động hoá hiện nay có rất nhiều thương hiệu PLC như: PLC Schneider, PLC Siemens, PLC ABB, PLC Allen Bradley, PLC Honeywell, PLC Omron, PLC Mitsubishi, PLC Panasonic, PLC LS, PLC Fatek, PLC Delta,... và nhiều các thương hiệu khác
♣ Học tự động hoá thì nên lập trình giỏi dòng PLC nào?
Việc lập trình giỏi cho dòng PLC nào không quan trọng bằng việc bạn có kỹ năng lập trình cơ bản tốt và từ đó phát triển khả năng lập trình cho nhiều dòng PLC khác có thể gặp phải trong quá trình làm việc.
Để có thể có kỹ năng này, bạn cần:
+ Học tốt kiến thức cơ bản: bao gồm toán học, kỹ thuật số, logic, truyền số liệu,... Kiến thức này bạn đã được học tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc từ sách vở, hiện nay có rất nhiều cuốn sách hướng dẫn lập trình PLC cơ bản được xuất bản và được viết khá rõ ràng.
+ Kiến thức căn bản về PLC: PLC là gì? Cấu tạo của PLC, chức năng và ứng dụng thực tế của PLC?
+ Ngôn ngữ lập trình PLC: ngôn ngữ lập trình cho PLC, các câu lệnh, các hàm cơ bản khi lập trình
+ Kỹ thuật lập trình: Kỹ thuật lập trình cơ bản cho PLC, các lỗi cơ bản và cách khắc phục
♣ Chọn học lập trình PLC theo mức độ phổ biến
Việc nhà máy, xí nghiệp lựa chọn dòng PLC nào để sử dụng, điều đó phục thuộc vào việc công ty đó do chủ nước nào đầu tư, kỹ sư thiết kế cho dây chuyền lựa chọn thương hiệu nào, công ty ưu tiên cho độ bền thiết bị hay chọn dòng PLC kinh tế,...
Tuy nhiên, theo nhận định thì các dòng PLC kinh tế được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam như PLC Mitsubishi, PLC Delta, PLC LS,... Các dòng này tính năng khá tốt và hiệu quả cao về kinh tế, nếu chọn học lập trình PLC cho các dòng phổ biến hiện nay thì bạn có thể tìm các lớp dạy chuyên sâu về các PLC này.
♣ Chọn học theo mức độ khó - dễ
Nếu muốn bắt đầu theo cấp độ từ dễ đến khó, bạn nên chọn học lập trình PLC Omron, bởi theo đánh giá, phần mềm lập trình cho dòng PLC này rất tốt và dễ sử dụng bởi Omron rất chú trọng đến việc tối ưu các phần mềm lập trình của họ.
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ ĐIỆN BÌNH DƯƠNG tổ chức khai giảng thường xuyên các lớp học PLC
- Học lập trình PLC Siemens S7-200
- Học lập trình PLC Siemens S7-300
- Học lập trình PLC Siemens S7-1200
- Học lập trình PLC Omron CJ1M
- Học lập trình PLC Mitsubishi họ Q
- Học lập trình PLC Mitsubishi FX2N
- Học lập trình PLC LS Master-K120S, K200S, K80S
Liên hệ: Công Ty TNHH Kỹ Thuật Điện Thịnh Tâm Phát
Địa chỉ: 599 Huỳnh Văn Lũy, Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Email: thinhtamphat@gmail.com
Hotline: 0909.199.102